Cách trình bày website để tăng Doanh thu bán hàng
  • EnglishVietnamese日本人
     
  • EnglishVietnamese日本人
     

Cách trình bày website để tăng Doanh thu bán hàng

04/12/2015 08:51

Các khảo sát người dùng trực tuyến đã tổng kết rằng: 67% người mua rất quan tâm tới hình ảnh miêu tả sản phẩm, khoảng 64-85% đồng ý chi tiền cho hàng hóa sau khi xem video minh họa trên website bán hàng.

Xây dựng website bán hàng trực quan sẽ thu hút được khách hàng.

Tạo một website bán hàng rất dễ dàng nhưng hiệu quả cho công việc kinh doanh sẽ không đến ngay lập tức. Để những cửa hàng trực tuyến thành công, người bán cần một số bí quyết nhất định nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh.

Trước tiên là trang sản phẩm, phần quan trọng nhất trên website bán hàng. Không chỉ là nơi thông báo và lôi khéo khách mua hàng, một trang sản phẩm tốt sẽ tối ưu hóa để các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng tìm thấy website của bạn và mang lại nhiều khách hàng tiềm năng, cải thiện doanh số bán hàng.

1. Tên sản phẩm

Tên sản phẩm cần được mô tả để khách hàng biết chính xác những gì bạn muốn bán. Điều này cũng giúp làm tăng thứ hạng website của bạn so với những website thiếu chi tiết trên các công cụ tìm kiếm. Ví dụ, bạn đặt tên cho sản phẩm là “Chè Thái Nguyên” sẽ có khoảng gần 2 triệu kết quả tìm kiếm trên Google nhưng nếu bạn đặt tên là “Chè Tân Cương đặc biệt” thì chỉ còn hơn 340.000 kết quả, giảm được 1,6 triệu website cạnh tranh.

Một lợi ích nữa là khi khách hàng tìm kiếm từ khóa cụ thể có nhiều khả năng để họ mua hơn là so với những người tìm kiếm các từ khóa chung chung.

2. Mô tả sản phẩm

Nội dung mô tả sản phẩm chính là chìa khóa để tăng doanh số bán hàng. Bạn đang cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết để họ ra quyết định mua. Công cụ tìm kiếm Google thích mô tả sản phẩm độc đáo, có nội dung chất lượng. Đầu tư một chút thời gian để chi tiết hóa mặt hàng sẽ giúp website của bạn tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và có cơ hội tìm được nhiều khách hàng tiềm năng.

Một mô tả sản phẩm gồm: tả chung, đặc điểm kỹ thuật, các thông số, các lợi ích khi sử dụng sản phẩm, ưu đãi/khuyến mại… Nội dung không cần thiết phải quá dài nhưng đầy đủ thông tin mà khách hàng quan tâm. Chúng có thể trở nên rất đơn điệu và kém thu hút nếu thiếu hình ảnh minh họa. Hình ảnh sẽ giúp cho khách hàng có hình dung rõ hơn về sản phẩm.

3. Hình ảnh

Trải nghiệm mua sắm trực tuyến cơ bản thông qua thị giác. Để có thể hấp dẫn được khách hàng của bạn, hình ảnh sản phẩm phải thật sự đẹp và ấn tượng. Các khảo sát người tiêu dùng trực tuyến cho thấy một phần ba thời gian mua sắm là để nhìn vào hình ảnh và 67 % người tiêu dùng được phỏng vấn đánh giá chất lượng hình ảnh là “rất quan trọng” khi quyết định mua. Việc sử dụng hình ảnh lớn sẽ giúp khách hàng có thể thấy sản phẩm chi tiết hơn, tạo cảm giác giống như họ đang mua sắm trong không gian thật.

Cố gắng để có được những hình ảnh chuyên nghiệp nhất có thể, sử dụng những phông nền đơn giản, góc chụp và ánh sáng hợp lý sẽ làm nổi bật hình ảnh sản phẩm của bạn.

4. Đánh giá sản phẩm

Tính năng đánh giá sản phẩm giúp xây dựng lòng tin và làm tăng cơ hội chuyển đổi từ người xem thông thường thành khách hàng thực sự. Một nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 80 % người tiêu dùng tham khảo ý kiến ​​đánh giá trước khi mua hàng và nếu thêm chúng vào trang web của bạn có thể giúp doanh số bán hàng tăng lên đến 18%.

5. Video

Video là một cách tuyệt vời để giới thiệu sản phẩm và làm cho người mua hàng cảm thấy như họ đang được chính bạn giới thiệu trực tiếp. Không chỉ như vậy, video sẽ thúc đẩy nhiều người vào trang web của bạn nhờ những công cụ tìm kiếm, giúp website của bạn cơ hội hiển thị trên trang đầu tìm kiếm của Google tăng gấp 53 lần. Kết quả tìm kiếm video có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn 41% so với văn bản, cơ hội người tiêu dùng mua thêm sản phẩm sau khi xem một đoạn video giới thiệu dao động từ 64% đến 85%.

Nếu may mắn, bạn sẽ có sẵn video giới thiệu sản phẩm từ nhà sản xuất. Nhưng còn một giải pháp khác là hãy tự làm cho chính mình, Google rất thích những nội dung độc đáo. Ngày nay với những máy quay giá rẻ và phầm mền biên tập dễ sử dụng, không khó để bạn có thể tự tạo một video riêng của mình.

Hãy bắt đầu với một kịch bản: liệt kê những gì bạn muốn thể hiện, không cần phải đưa đầy đủ mọi thứ nhưng nó giúp bạn đi đúng hướng. Thông tin thể hiện gồm các phần chính của sản phẩm, cần ngắn gọn. Theo nghiên cứu, một video trình diễn tốt nhất là khoảng 30 giây, nếu quá ba phút hiệu quả sẽ giảm xuống.

Trình bày sản phẩm không chỉ là đứng bên cạnh và giới thiệu danh sách các tính năng. Khi bạn đề cập đến một tính năng sản phẩm hãy cho thấy cách thức nó hoạt động .